TTMT với các hoạt động thiện nguyện chính gồm: Khám chữa bệnh; Mổ đục thủy tinh thể; Chăm sóc thiếu nhi mồ côi, khuyết tật; Khuyến học; Xây dựng cầu đường nông thôn,... TTMT rất vui chào đón bạn tham gia các hoạt động của đoàn.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Những con đường trải lòng nhân ái

Sau gần một tháng thi công, dưới sự tài trợ của TTMT, các SV mùa hè xanh Khoa Kỹ thuật Địa chất Dầu khí - ĐHBK TPHCM đã hoàn thành con đường beton cho dân nghèo Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Con đường beton rộng thênh thang, giúp người dân di chuyển thuận lợi trong mùa mưa, giúp các em học sinh đạp xe đến Trường. Chỉ cần đóng góp một bao ximăng 70.000đ (giá tại chỗ) là có được một mét đường béton, chiều ngang 2m, bề dày 07cm.
Cám ơn các vị Ân nhân, các Mạnh thường quân đã chung tay cùng TTMT giúp bà con nghèo Thạnh Hải!


Ngày thứ bảy 25/7 và Chủ nhật 26/7 cuối tuần này, con đường béton do TTMT tài trợ tại xã An Nhơn và Thạnh Hải,Thạnh Phú-Bến Tre sẽ được khánh thành. Con đường sẽ giúp các em học sinh vào mùa mưa đến Trường dễ dàng, không còn bị lấm lem, không còn cảnh dẫn bộ vì sình bùn bết bánh, bà con di chuyển thuận lợi. Hãy chia vui cùng TTMT cảnh các em nhỏ chạy tung tăng sau chiếc xe đạp của hai thành viên Quý Bình và Kỷ Vân trên một đoạn đường vừa thi công xong.

Chuyến đi miền Trung : Phần 3 Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ....

Phần cuối của loạt bài viết về Chuyến đi Miền Trung của anh Phạm Chí - Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ... tiếp tục chặng đường cùng đoàn Từ thiện Minh Tâm đến Bình Định, vùng đất địa linh nhân kiệt với bao thăng trầm lịch sử. Xin cám ơn Anh Tuân - Trưởng đại diện Báo SGGP khu vực miền Trung, các PV của Báo, các thành viên của đoàn tại các tỉnh miền Trung và đặc biệt Doanh Nghiệp Mỹ Tài đã là cầu nối cho đoàn gặp gỡ các Tổ chức địa phương và tìm hiểu khảo sát nhu cầu khám chữa bệnh cho dân nghèo. Trước mắt ngày 15/8 đoàn Y Bác sĩ TTMT sẽ ra Thăng Bình mổ cho 100 BN nghèo trong huyện. Mong rằng với sự kết nối của những trái tim nhân ái, TTMT sẽ đến với đồng bào miền Trung ruột thịt còn nhiều gian nan, nghèo khổ....

Buổi sáng thứ Năm 9 / 7 / 09, sau khi rời đảo Lý Sơn vào đất liền chúng tôi trực chỉ Bình Định.

Xe chạy ra khỏi địa phận Quảng Ngãi, dọc đường nếu bạn để ý sẽ thấy nhiều ngọn tháp màu đất đỏ nỗi bật trên nền trời xanh, dấu tích của nền văn hóa Chăm Pa. Nhìn những ngọn tháp cổ ai chẳng bùi ngùi cho cuộc bể dâu…bởi Bình Định xưa kia vốn là đất của vương quốc Chiêm Thành.

thap---02

( Tháp Chăm ở Bình Định, di tích một thời huy hoàng của vương quốc Chiêm Thành còn xót lại – hình search trên Google – xin tác giả ảnh hoan hỷ, mục đích của người viết muốn giới thiệu về một nền văn hóa cổ )

“ Năm 982 vua Chiêm Thành là Xá Lợi Đà Ngô Nhật Hoan vào nơi này đóng đô gọi là Đồ Bàn. Nhật Hoan hiệu là Đồ Bàn ( Cho Pan ) nên lấy tên đặt cho thủ đô

Năm Bính Thìn ( 1376 ) vua Trần Huệ Tông cử 12 vạn quân thủy, bộ đánh vào Đồ Bàn, vua Chiêm bấy giờ là Chế Bồng Nga bày kế giết được vua nhà Trần và đánh tan 12 vạn quân. Cũng trong thời Chế Bồng Nga quân Chiêm đã 4 lần tấn công vào kinh đô Thăng Long, đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của Chiêm Thành

Năm Quý Mùi ( 1403 ) Hồ Hán Thương cho người đem 20 vạn quân tấn công Đồ Bàn nhưng cuối cùng bị người Chiêm phản công đánh tan 20 vạn quân

Đến năm Canh Thìn ( 1470 ), vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đánh vào Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông cầm quân đánh dẹp, Trà Toàn đại bại rút về Đồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông tiếp tục đuổi đánh, phá tan quân Chiêm, bắt được Trà Toàn và Đồ Bàn bị chiếm. Sau đó vua Lê sát nhập Đồ Bàn vào đất Việt, đổi Đồ Bàn thành phủ Hoài Nhơn

Năm Tân Mão ( 1771 ) nỗ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ

Năm Bính Thân ( 1776 ) Nguyễn Nhạc xưng vương, lấy Quy Nhơn làm kinh đô, cho sữa sang lại thành Đồ Bàn cũ đổi tên là Hoàng Đế Thành

Sau này Nguyễn Phúc Ánh ( Gia Long ) nhờ quân Pháp giúp đánh thắng nhà Tây Sơn, Quy Nhơn không còn là kinh đô và thành Đồ Bàn ( Hoàng Đế thành, ngày nay chính là huyện An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn 27km ) một lần nữa phải hứng chịu ngọn gió vô thường

III---01

( Một con đường ở Quy Nhơn )

Xe đến Quy Nhơn khoảng 15g, hôm nay thi đại học nên đường phố đông hơn mọi ngày. Thành phố Quy Nhơn cách Sài Gòn 690Km nhỏ nhưng đẹp và thơ mộng, ba mặt: bắc, tây, nam núi cao chập chùng, phía đông biển xanh ầm ì sóng vỗ. Trung tâm Quy Nhơn có tượng đài vua Quang Trung nhưng rất tiếc thời gian không có nên không chụp được hình bức tượng này.

“ Mãn vui Hương Thủy, Ngự Bình

Ai vô Bình Định với mình thì vô

Chẳng lịch bằng kinh đô

Bình Định không đồng khô cỏ cháy

Năm dòng sông chảy

Sáu dãy non cao

Biển Đông sóng vỗ dạt dào

Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh”

( Ca dao Bình Định )

16g cùng ngày, các bạn bên TT Minh Tâm đến làm việc với Hội chữ thập đỏ Tỉnh Bình Định, chuẩn bị chuyến khám bệnh phát thuốc cho đồng bào nghèo sắp tới.

Chiều và tối hôm ấy chúng tôi đi tham quan một vòng Quy Nhơn. Trước tiên chúng tôi đến tham quan cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển lớn nhất Việt Nam nối Quy Nhơn và bán đảo Phương Mai ( khu kinh tế Nhơn Hội ). Dọc đường đi có nhiều cồn cát rất đẹp, lúc này máy ảnh hết pin nên nhiều hình ảnh rất hay nhưng không chụp được!

III---02

( Cầu Thị Nại )

III---03

( Một góc đầm Thị Nại, tiếng Chăm Pa là Thi Li Bi Nai, tên của hải cảng vương quốc Chăm Pa ngày trước )

III---04

( Chiều trên cồn cát Quy Nhơn )

Hoàng hôn phủ xuống Quy Nhơn, khi những ánh đèn vàng dọc theo bờ biển lung linh cũng là lúc chúng tôi đến thăm mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Cách đây gần 10 năm tôi có dịp đến thăm trại phong Quy Hòa, lúc ấy mộ của Hàn thi sĩ nằm ở phía trong, bây giờ được dời ra phía ngoài. Nói đến Quy Nhơn không ai không biết Hàn Mặc Tử, cùng với các nhà văn, nhà thơ : Yến Lan, Chế Lan Viên, Quách Tấn, tất cả bốn vị được người Bình Định gọi là : Bàn Thành Tứ Hữu ( Bốn người bạn của thành Đồ Bàn )

III---05

( Mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử )

Đêm Quy Nhơn trăng vẫn sáng, quán nước chúng tôi ngồi không xa ngôi mộ của Hàn thi sĩ và có con đường nhỏ dẫn ra ngoài bãi biễn. Một người bạn Quy Nhơn dẫn chúng tôi theo con đường ra đến bãi sõi, những viên sỏi khổng lồ nằm xếp lớp dưới ánh trăng. Phía xa mặt biển phản chiếu ánh trăng mười bảy lấp lánh như bạc…huyễn hoặc như những câu thơ của thi sĩ họ Hàn…

“ Nhớ khi xưa ta là chim Phượng Hoàng

Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất

Bay từ Đao Lỵ đến trời Đâu Xuất

Và lùa theo không biết mấy là hương

Lúc đằng vân gặp ánh sáng chận đường

Chạm tiếng nhạc, va nhằm thơ thiên cổ

Ta lôi đình thấy trăng sao liền mổ

Sao tan tành rơi xuống một cù lao

Hóa đài điện đã rất nên tráng lệ

Ở ngôi cao, ngước mắt ra ngoài bể

Phong lưu ghê, sang trọng chẳng vừa chi

Ta mê man như tới chốn Phượng Trì

Ở mãi đấy không về Thiên cung nữa…”

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Chuyến đi miền Trung : Phần 2 Biển xanh nổi sóng

Mời các bạn xem tiếp loạt bài viết của anh Phạm Chí về chuyến đi miền Trung: phần 2 - Biển xanh nổi sóng viết về thời gian đoàn lưu lại Đảo Lý Sơn. Ai đã từng ra Phú Quốc, Côn Đảo thì nên một lần đến Lý Sơn, về thiên nhiên có phần vượt trội vì có rừng có bãi biển đẹp, nước trong xanh, cảnh quan trên nền địa chất kiến tạo từ đất đá phún trào núi lửa có từ triệu năm trước bị xâm thực tạo nhiều hang động ven biển đẹp tuyệt vời, về phong thủy thì chưa nơi nào như Lý Sơn có đủ năm ngọn núi theo thế ngũ hành - trấn giữ biển Đông. về sản vật dồi dào nguồn tôm cá, rong biển, về đặc sản có thương hiệu tỏi Lý Sơn nổi tiếng cả Trời Âu, về con người chất phác, cần cù, trọng tình làng nghĩa xóm, lạc quan và mến khách! Nào xin mời các bạn....

Chiếc tàu cao tốc đi đảo Lý Sơn khởi hành 8g sáng. Chúng tôi đến trước 15 phút nhưng không còn vé ngồi, đành phải mua vé đứng ( chẳng lẽ quay về ). Vé ngồi, vé đứng giá bằng nhau : 70.000$… trên tàu nêm chặt người lẫn hàng hóa, chúng tôi phải đứng ở cạnh tàu, có người đứng trên cả mui!

II---01

Tàu hụ một hồi dài rồi xuất bến, bỏ lại thành phố Quảng Ngãi phía sau, bỏ lại luồng bọt nước trắng xóa nỗi bật trên nền biển xanh…gió biển thổi mạnh vì vận tốc tàu khá nhanh. Nhìn con tàu chật cứng và tóc ai cũng rối tung trong gió biển tôi nghĩ có lẽ lúc ấy mình trông giống “ Boat people” của thập niên 1979 – 1989…

Càng ra xa biển càng xanh, càng đẹp. Tít mù phía chân trời, một dãy đất mờ nhạt bé xíu, người trên tàu nói đó là Lý Sơn. Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp vài chiếc thuyền đánh cá chạy ngược chiều trở về phía đất liền, và đây đó từng đoàn hải âu ngã nghiêng, lượn lờ trên sóng biển.

II---02II---03II---04

Chúng tôi gợi chuyện với vài người dân Lý Sơn trên tàu, họ nói : Dân trên đảo chủ yếu sống bằng ngư nghiệp, nhưng giờ đây nghề này đang lao đao vì thuyền đánh cá hể vào gần vùng biển Hoàng Sa là hải quân Trung Quốc bắt giữ ngư dân làm con tin để đòi tiền chuộc! Chuyện này ai cũng biết vì báo chí vẫn đưa tin hàng ngày, nhưng có giáp mặt với người dân Lý Sơn mới thấy hết sự đau khổ khi nồi cơm gia đình họ bị chính quyền Trung Quốc đập bể không thương tiếc.

(Xem thêm :

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/855111/

http://www.tienphong.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=164992&ChannelID=2

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/06/3BA109EE/

Họ nói chuyện bắt bớ diễn ra từ nhiều năm rồi, lúc trước người dân còn cố gắng làm lụng để lấy tiền đi chuộc thân nhân. Nhưng sau này chính quyền Việt Nam kêu gọi không nên đem tiền chuộc, vì như thế là mặc nhiên công nhận vùng biển này của Trung Quốc, ta vi phạm nên ta mới chuộc!

Câu chuyện không thâu ngắn được quảng đường dài, lúc này tàu đang lênh đênh giữa biển. Nhìn lên chỉ thấy trời xanh, mây trắng, nhìn xuống chỉ thấy bọt nước trắng và biển xanh… Có lẻ ngàn năm trước trời và biển cũng chỉ như thế, cũng đám mây trắng kia, cũng biển xanh này, cũng cánh hải âu nọ. Trên sóng nước dập dềnh và trong tiếng sóng ầm ì vỗ vào mạn thuyền, đột nhiên tôi thấy thời gian như cuộn tròn lại, không gian như hòa lẫn vào nhau…tôi mơ hồ như nghe thấy tiếng đao kiếm, binh khí va chạm,…rồi có tiếng hò hét nào đó đồng vọng trở về từ quá khứ…

“ Với tham vọng thôn tính nước Đại Việt, nhà Nguyên cho Thoát Hoan đem 30 vạn quân từ phía bắc tràn qua biên giới rồi bao vây Thăng Long từ tháng Giêng 1285

Trong khi đó Toa Đô cùng Ô mã Nhi dẫn 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền ( lúc ấy đang đóng tại Chiêm Thành ) từ Thanh Hóa theo đường biển vào sông Hồng đóng quân tại Hàm Tử.

Tháng 4 / 1285 quân ta thực hiện phản công. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật thống lãnh 10 vạn quân tấn công quân Nguyên Trung Quốc tại bến Hàm Tử. Trong khói lửa, trong âm vang của kiếm đao va chạm vào nhau…tiếng la hét vang rền cả một góc trời. Hàng ngàn chiến thuyền của Toa Đô đóng trên bến Hàm Tử bị đánh đắm và đốt cháy. Ô mã Nhi nhanh chân trốn thoát, Toa Đô chậm chân nên bị chém rụng đầu giữa trận tiền… Người chém Toa Đô không ai khác chính là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, lúc ấy ngày 20 / 5 / 1285

Chiến thắng Hàm Tử kéo theo những chiến thắng oanh liệt khác như trận Chương Dương, trận Tây Kết, trận Vạn Kiếp…. Trong tiệc khao quân mừng chiến thắng, Thượng tướng Trần Quang Khải cảm khái viết bài thơ

“ Đoạt sáo Chương dương độ

Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái Bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

Tạm dịch

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu “

Tiếng còi tàu đột ngột vang lên báo hiệu tàu sắp cập bến kéo tôi ra khỏi giấc mơ quá khứ hào hùng của dân Việt để trở về với hiện tại. Đảo Lý Sơn dần hiện ra trước mắt….càng gần quang cảnh trên bến càng rõ. Khi tàu cập bên tôi lên bờ, cảng Lý Sơn bát nháo vô cùng!

II---05

( Đảo Lý Sơn nhìn từ xa

Trực nhìn ngó thấy Bàn Than

Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ )

II---06

Đảo Lý Sơn còn gọi cù lao Ré, gồm 3 xã : An Vĩnh, An Hải và An Bình. Trong đó An Bình – một đảo nhỏ – nằm riêng rẽ cách đảo lớn Lý Sơn 30 phút đi bằng thuyền máy. Toàn đảo có khoảng 20.000 dân, chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, về nông nghiệp, Lý Sơn còn có nghề trồng tỏi và dưa hấu. Về thương mại, Lý Sơn không thiếu một mặt hàng nào, nhưng giá cả mắc hơn đất liền vì chi phí vận chuyển khá cao

II---22

( Dưa hầu bán tại chợ Lý Sơn )

Ngay sáng ngày hôm ấy chúng tôi đến ủy ban xã An Vĩnh và An Hải để phát quà cho 150 hộ dân nghèo sống trên đảo. Mỗi phần quà ngoài phong bì 100.000$, còn có 2 hộp sữa và 1kg đường của bác sĩ Thái ở Tây Ninh gởi tặng. Sau đây xin mời các bạn xem một số hình ảnh trong buổi phát quà ngày 8/7/09 tại đảo biển Lý Sơn

II---07II---12II---08II---09II---10II---11II---13II---14

Phát quà xong lúc gần 12g trưa, chúng tôi đến dùng cơm tại nhà một người quen trên đảo. Gia đình này không giàu nhưng vô cùng hiếu khách, đặc biệt căn nhà tuy đơn sơ nhưng nằm sát biển, nước biển xanh và trong suốt. Đứng trong nhà ( hay bất kỳ nơi đâu sát bờ biển ) ta đều có thể trông thấy từng đàn cá bơi lội tận đáy sâu – quang cảnh đẹp đến lạ thường !

13g chúng tôi theo một chiếc thuyền máy đến thăm đảo An Bình. Nơi đây nghèo nhất Lý Sơn : không điện, không hệ thống nước ngọt, không sóng điện thoại di động. Toàn đảo có hơn 100 hộ gia đình trong đó hơn 70 hộ thuộc diện nghèo khó ! Vì thời gian quá ít nên chúng tôi chỉ có thể đi một vòng nhỏ rồi giã từ An Bình để trở về ( Dịp này chị Viên Châu âm thầm gởi tặng 74 phần quà cho bà con nghèo tại An Bình )

II---17

( Theo thuyền qua đảo An Bình )

II---18

( Một góc đảo An Bình )

II---15II---16

( Trẻ em Lý Sơn )

Buổi chiều lúc 15g trong khi các anh em bên TT Minh Tâm họp bàn với lãnh đạo Lý Sơn về việc khám bệnh phát thuốc cho bà con nghèo trên đảo sau này, tôi tranh thủ ngồi nghe anh Tám Bỉ và Minh kể chuyện “ Khao lề, thế lính “ tại Lý Sơn

“ Trường sa mây nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng sa mây nước bốn bề

Tháng ba khao lề thế lính Hòang Sa”

Lễ “ Khao lề thế lính” là một cuộc lễ cầu nguyện cho những người chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ 2 đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lễ được tổ chức tại Âm Linh Tự trên đảo Lý Sơn, trong ngày này người ta làm những hình nhân bằng đất và những chiếc thuyền nhỏ bằng gổ hoặc giấy rồi thả xuống biển kèm theo hoa, quả, cùng các lễ vật khác. Lễ “ Khao lề thế lính” có mặt trên đảo từ hàng trăm năm nay, được tổ chức vào tháng 4DL, tức khoảng tháng 3 ÂL ( trong tiết Thanh Minh )

II---23

Các anh em Minh Tâm họp xong lúc khoảng 16g30, chúng tôi được người dân địa phương dùng xe gắn máy chở đến tham quan chùa Hang. Chùa Hang nằm sát bờ biển, sự xâm thực của nước và gió biển tạo nên một hang động đẹp tuyệt vời. Chiều xuống, ánh sáng mặt trời tạo nên vầng ráng đỏ lấp lánh trên mặt biển trước cửa hang càng làm khung cảnh tăng thêm phần mỹ lệ và kỳ ảo….

II---19II---20II---21

Buổi tối, cùng với các bạn bên Minh Tâm và vài người bạn sống trên đảo ngồi uống nước trong một quán sát bờ biển. Đêm nay trăng 16 tỏa ánh sáng khắp nơi : trên lá cây, trên đá tảng, trên những con sóng lấp lánh ngoài khơi…Người xưa nói : “ Nhất ba tài động, vạn ba tùy…” Một ngọn sóng dấy động lên kéo theo hàng vạn con sóng khác cùng dấy động. Cuộc đời có lẽ cũng vậy, khi việc này khởi lên sẽ kéo theo biết bao chuyện khác…trùng trùng duyên khởi … Sinh rồi diệt, có rồi không, được rồi mất chúng sanh quay cuồng, đắm chìm trong vòng nhân quả. Vẫn biết thế gian là vô thường, vẫn biết nhân quả theo nhau như hình với bóng nhưng trước cuộc vô thường dâu bể sao mình vẫn thấy đau đớn, bồi hồi?!… Có lẽ vì tôi không phải thiền sư đắc đạo, tôi chỉ là kẻ phàm phu đang học đòi tìm đường liễu sinh thoát tử!

Đêm giã từ Lý Sơn trăng thật sáng trên mặt biển… ánh trăng như thực, như ảo làm say đắm kẻ phàm phu u muội là tôi. Nhìn trăng trên biển bất chợt lại nhớ bài kệ thuở nào của ngài Từ Đạo Hạnh

Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thủy nguyệt

Vật trước thị không không

( Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Thử xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có có không là gì )

( Đón xem phần cuối : ” Nền củ lâu đài bóng tịch dương “)

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Chuyến đi miền Trung : Phần 1

Từ ngày 06/7 đến 10/7 các thành viên TTMT thực hiện chuyến khảo sát địa bàn miền Trung để chuẩn bị cho đợt mổ mắt tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo tại huyện Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi và đến thăm tỉnh Bình Định. Cùng tham gia có Anh Chí - Nhóm gopmotbantay, nhóm đã cùng chung lo tổ chức Chuyến Hương Rừng Cà Mau với TTMT. Dưới đây là nhật ký chuyến đi miền Trung của anh, TTMT xin phép được giới thiệu để các bạn cùng theo dõi ....

Chuyến bay Sài Gòn – Đà Nẵng trễ hơn dự kiến 30 phút, lúc này là 16g30 ngày 6/7/09, ngồi trên chiếc Boeing 777, tôi như gã nhà quê vì tất cả đều lạ lẫm và hiện đại. Đúng ra tôi không đi chuyến này vì tài chính eo hẹp, nhưng anh Thuần bên Từ thiện Minh Tâm hứa cho mượn tiền mua vé máy bay bao giờ trả cũng được nên tôi dùng hết can đảm để thực hiện chuyến đi.

http://upanh.com/uploads/15-July-2009/jui0kj39hyfnk27ee0bb_tn_640x480.jpg

Chiếc Boeing 777 chạy từ từ rồi bốc lên cao, mỗi chiếc ghế ngồi của hành khách đều có một màn hình, không kể 6 chiếc màn hình lớn trên máy bay luôn hiển thị cho hành khách biết độ cao, nhiệt độ bên ngoài và quảng đường máy bay đã vượt qua. Máy bay đáp xuống phi trường lúc 17g30, thế là tôi thực sự đến được Đà Nẵng, thủ phủ của miền Trung VN, nơi trước đây 10 năm mình đã có dịp ghé đến.

http://upanh.com/uploads/15-July-2009/ysbqglc3msr4pwqxw3x2_tn_640x480.jpg

Ra khỏi sân bay, muớn phòng khách sạn rồi ăn cơm xong, TP Đà Nẵng đã lên đèn tự lúc nào… Cùng với các anh em bên TT Minh Tâm, chúng tôi đi một vòng thành phố. Sau 10 năm trở lại, Đà Nẵng có nhiều thay đổi : Đường xá tốt hơn, nhà cửa xây dựng nhiều hơn. Cũng buôn bán tấp nập như Sài Gòn, nhưng sau 22g Đà Nẵng chìm vào giấc ngủ, không như Sài Gòn, thành phố không có ban đêm

I---01

( Sông Hàn về đêm )

I---02I---03I---04

( Bãi biển Đà Nẳng về đêm )

8g sáng ngày 7/ 6 / 09, chúng tôi thuê 1 chiếc Mercedes Benz để đến huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nơi đây các anh em bên TT Minh Tâm làm việc với lãnh đạo bệnh viện Thăng Bình để chuẩn bị chuyến đi mổ mắt cho 100 bệnh nhân nghèo tại địa phương

I---05I---06

Rời Bệnh viện Thăng Bình chúng tôi đến chùa Phước Bình, ngôi chùa của vị thầy cùng với TT Minh Tâm lo vấn đề mổ mắt cho bà con. Chùa nằm trong một xóm nghèo, cách bệnh viện Thăng Bình khoảng 20 phút xe chạy. Người dân xứ Quảng còn rất nghèo, sự cơ cực hiện rõ và hằn sâu trên gương mặt của người dân nơi đây. Khác với miền Tây nam Bộ, nơi đây không có bóng dáng của những căn nhà lá vì dù nghèo đến đâu người dân vẫn phải tìm cách xây nhà để chống lại những cơn bão ác liệt hàng năm.

I---07I---08

( Hình như ít ai quan tâm đến vấn đề tâm linh khi còn trẻ! Thường đợi khi tuổi xế chiều mới quay về chùa tìm chỗ dựa tâm linh.

Người xưa có nói:

“ Đừng để tuổi già rồi học đạo.

Mồ hoang đâu thiếu kẻ đầu xanh…!”

http://upanh.com/uploads/15-July-2009/l1nfpd0m6dz3ihlx5fx_tn_640x480.jpg

Trong hình là gương mặt của một cụ già xứ Quảng)

I---09

( Trẻ em xứ Quảng )

12g trưa hôm ấy chúng tôi rời Thăng Bình – Quảng Nam xuôi về Quảng Ngãi, chuẩn bị cho chuyến đi ra đão biển Lý Sơn

Đến Quảng Ngãi gần 16g, mọi người tranh thủ lên thăm mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, một nhân sĩ yêu nước nỗi tiếng trong những năm cuối thời Pháp thuộc. Cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng với các ông : Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp là những người lãnh đạo phong trào Duy Tân.

I---10

Rời mộ cụ Huỳnh, chúng tôi qua thăm chùa Thiên Ấn. Sáu năm trước tôi cùng với sư cô Diệu Ngộ ở Tịnh thất Hồng Liên – Long Thành – Đồng Nai, đến Quảng Ngãi phát quà cho đồng bào nghèo tại 2 xã : Nghĩa Dũng và Nghĩa Hành. Lần ấy sau khi phát quà tôi và sư cô lên thăm Thiên Ấn. Hôm nay trở lại, quang cảnh vẫn như xưa, tuy Chùa có xây dựng thêm. Dịp này, tôi giới thiệu với các anh em Minh Tâm về cái giếng nổi tiếng của chùa.

http://upanh.com/uploads/15-July-2009/n7jdzxj2e9sg6djmmwsb_tn_640x480.jpg

Người xứ Quảng không ai không biết giếng nước chùa Thiên Ấn, giếng nước có tuổi xấp xỉ với tuổi ngôi chùa tức khoảng 300 năm. Tương truyền trước đây khu vực Chùa Thiên Ấn không có nước, sư Pháp Hóa (tổ khai sơn chùa Thiên Ấn) đứng ra vận động đào giếng lấy nước, một hôm có một vị Sư trẻ từ đâu không rõ đến giúp đào giếng. Công việc thực hiện suốt 3 tháng, khi có nước rồi, người đào giếng cũng mất tiêu dưới giếng luôn, mặc dù sau đó có nhiều người xuống tìm nhưng vẫn không thấy. Câu chuyện được truyền tụng qua câu ca dao :

“ Ông Thầy đào giếng trên non

Đến khi có nước không còn tăm hơi “

Giếng Thiên Ấn sâu 21 mét, ngày nay vẫn cung cấp nước cho chùa, người ta tin tưởng nước giếng có thể chữa được bệnh. Nhìn xuống giếng thấy cây cỏ rất tươi tốt, lần đi cùng sư cô Diệu Ngộ tôi đã lấy mang về 20 lít nước, nước rất trong và mát…

I---11

( Giếng chùa Thiên Ấn )I---12

( Nhìn xuống giếng thấy cây cỏ xanh tốt )

Xe chạy xuống khỏi núi Thiên Ấn rồi ngang qua sông Trà Khúc. Mùa này sông Trà cạn nước, buổi chiều trẻ em kéo nhau đá banh ngay giữa dòng sông…

http://upanh.com/uploads/15-July-2009/7t5yzmxxc0t2g7wl0z94_tn_640x480.jpg

Cuối ngày chúng tôi ghé thăm cô nhi viện Phú Hòa, nơi đây các Soeur nuôi khoảng gần 20 em nhỏ

I---13I---14I---15

Trở về khách sạn lúc gần 22g đêm, sáng mai chúng tôi phải ra đảo Lý Sơn. Anh Thuần bên TT Minh Tâm muốn đi tiền trạm trước ngoài đảo, chuẩn bị chuyến khám bệnh cho đồng bào nghèo ngoài đó sau này. Tôi có nói với anh : "Mỗi lần đi mỗi lần khó vì đường xa quá, lần sau không biết có đi được hay không. Vì vậy chuyến này chúng ta ráng phát quà cho bà con ở đó luôn để khỏi uổng công đi. Tôi góp 5 triệu, bên Minh Tâm có 3 triệu…" Thế mà, khi ra đến phi trường Tân Sơn Nhất, Minh Tâm lại có thêm 7 triệu nữa, vậy chúng tôi có tất cả 15 triệu, chia làm 150 phần quà dành tặng cho bà con…..

( Đón xem phần 2 : “Biển xanh nổi sóng“ )


http://www.youtube.com/watch?v=Z4QelpHKkoY

Làm đường tại Bến Tre

Vượt qua con đường nhỏ hẹp, lầy lội, dằn xốc, các thành viên TTMT khảo sát để quyên góp kinh phí ủng hộ dân các ấp 8, 2A, 1B, Cồn Lợi xã Thạnh Hải và ấp An Định xã An Nhơn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre làm con lộ bêtông đi lại thuận lợi hơn. Lặn lội cả ngày, đến chiều còn biểu diễn văn nghệ dân xem nên các bạn Quý Bình, Kỷ Vân phải vừa đi, vừa bật nhạc trong máy điện thoại di động để dợt lại bài hát. Sự trân trọng thương yêu những khán giả quê nghèo của các bạn thật đáng quí!



Con đường từ Dôi Đước vào Cầu Cồn Lợi do TTMT tài trợ đang được nhân dân địa phương và sinh viên Trường Đại học Bách Khoa thi công. Chỉ với 70.000đ (= giá 01 bao xi măng tại chân công trình) là có thể giúp dân có được một m đường beton, chiều ngang 2m dày 0.08m tránh được lầy lội trong mùa mưa. Đoạn đường này do gia đình các vị ân nhân TTMT tài trợ. Hiện nay dân nghèo các ấp 8, các xã An Nhơn còn cần đến 1000m đường tương đương 1000 bao xi măng nữa. Bạn hãy chung sức cùng TTMT giúp dân nghèo Thạnh Phú có đường đi ngõ hầu cải thiện cuộc sống.

Sau một ngày vất vả dong ruổi xe gắn máy qua các xóm làng Cồn Lợi, Dôi Đước, 1B, 2A, ấp 8, dù mệt mỏi, các thành viên Quý Bình và Kỷ Vân vẫn tham gia đêm văn nghệ biểu diễn cho bà con Thạnh Hải. Từng bông hoa, bong bóng được bà con trao tặng bị rớt được các bạn vừa ca vừa lượm, ôm trọn trong vòng tay làm thêm xúc động cho người xem. TTMT đã sống hết lòng với bà con nghèo, còn nhiều thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần.
Từng ánh mắt trẻ thơ chăm chú xem biểu diễn đủ nói lên trẻ em vùng này còn nhiều thiếu thốn trong hoạt động văn hóa. Cùng với việc xây cầu, đắp đường, hàng năm, nhân dịp khánh thành công trình, TTMT đều tặng quà cho học sinh nghèo. Năm nay, TTMT sẽ tặng 200 bộ đồng phục học sinh và 1000 cuốn tập cho học sinh nghèo tại các ấp có con đường bêtông đi qua. Mùa tựu trường năm nay, sẽ thật vui khi các em không còn ngán ngại con đường sình lầy làm bê bết lấm lem bộ đồng phục mới tinh khi đến Trường.

Khi xem lại đoạn clip đã quay, TTMT vô cùng cảm động với hình ảnh những người dân, những em bé ngắt trụi các khóm hoa trong sân để lên sân khấu tặng cho QB và KV. Có người quần ống thấp ống cao ngượng ngùng chạy vụt lên sân khấu để tặng hoa. Bài hát "Tình nhỏ mau quên" nhưng ngược lại mối tình cảm lớn lao của dân vùng sâu Thạnh Hải sẽ không phai nhòa trong ký ức của các thành viên TTMT.